Làm trần thạch cao thả - Trần thạch cao nổi

Thi công trần thạch cao - Trần thạch cao thả - nổi

Trần thạch cao trần thả  hay còn gọi là trần thạch cao trần nổi có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Sau khi thi công trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện.

Cấu tạo của trần thạch cao trần nổi:
Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chớnh để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế
Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
Các tấm trang trí: Các tấm trần thạch cao sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.

Một số đặc tính vượt trội của trần thạch cao -trần thả (trần nổi).

Trần nổi – Trần thả chất liệu thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, … đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.
Khi có sự biến đổi thời tiết , trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp. trần nổi hoặc trần thả thạch cao rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần. Thêm vào đó, chi phí trọn gói cho một trần là khá rẻ, xem bảng báo giá trần thạch cao.
Trần nổi có ưu điểm đẹp, giá cả hợp lý, dễ sửa chữa, bảo dưỡng, sơn làm mới lại sau nhiều năm sử dụng.
* Nhược điểm: Trần nổi thích hợp với nhà văn phòng, sảnh, nhà có diện tích lớn, nhà công nghiệp, nhà có diện tích lớn.
Trần Thả thạch cao hoàn thiện
Trần Thả thạch cao hoàn thiện

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện trần thạch cao-trần thả:

Sau khi hoàn chỉnh phần mái,  chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng ( Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần)
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
tran thach cao - tran noi
Ảnh Trần Thả – Trần Nổi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thợ làm trần thạch cao – Nhận bắn trần thạch cao tại Hà Nội

Thiết kế trần thạch cao phù hợp cho các phòng

Bảng giá làm Trần Thạch Cao - Vách Thạch Cao rẻ nhất tại Hà Nội