Thợ làm trần thạch cao – Nhận bắn trần thạch cao tại Hà Nội

Bạn đang muốn tìm thợ làm trần thạch cao tại Hà Nội? hay thợ bắn trần sửa chữa làm mới trần thạch cao, trang trí phòng ngủ hay phòng khách…Bạn muốn tham khảo thêm hình thức làm hay khung xương và tấm, hay mẫu mã trần.

Chúng tôi thợ làm thạch cao chuyên nghiệp

Chúng tôi nhà thầu thợ trần vách thạch cao chuyên nghiệp nhận thi công các hạng mục công trình liên quan đến trần vách thạch cao và sơn bả (đáp ứng mọi nhu cầu của quí khách dù ít hay nhiều). Với kinh nghiệm 10 năm thi công trong nghề chúng tôi có đội ngũ thợ lành nghề được đào tạo chuyên sâu, bài bản, được trau dồi đạo đức tác phong nghề nghiệp, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ – chất lượng – thẩm mỹ. Với phương châm đặt uy tín lên hàng đầu chúng tôi luôn đưa ra mức giá cạnh tranh nhất, sản phẩm đạt chất lượng tốt, bền, đẹp nhất, phục vụ khách hàng tốt nhất. Chúng tôi cam kết sản phẩm làm ra xứng đáng với đồng tiền của các bạn.

Thợ Bắn trần thạch cao (ảnh minh họa)

Giới Thiệu Về Trần Thạch Cao

-Trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Do những điểm vượt trội hơn hẳn của trần thạch cao như: Trọng lượng nhẹ, bền chắc không hại môi trường,dễ uốn cong có thể trang trí mọi kiểu cách có thể được thi công nhanh hơn nhiều so với các loại vật liệu xây dựng khác rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình nên hiệu quả kinh tế rất cao.
Xin giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt và hoàn thiện trần thạch cao để bạn có thể tự thi công hoặc giám sát thi công cho ngôi nhà của mình.
Hệ khung trần nổi: Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện

Trần thạch cao Hoàn thiện (ảnh minh họa)

Các bước thợ thi công lắp đặt và hoàn thiện trần thả.

Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng cân chỉnh ống nước hoặc tia lade, đánh dấu mặt phẳng
Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định vị hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy theo loại tường, vách…
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Hệ khung trần chìm: Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.
Hình ảnh thi công Trần thả
Hình ảnh thi công Trần thả

Các bước thợ thi công lắp đặt và hoàn thiện trần chìm.

Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước , đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng ticke sắt, ticke nhựa hoặc đinh thép.
Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.
Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty treo của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000m.
Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ khung trần.
Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các đầu vít phải chìm vào mặt tấm.
Bước 7: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng
Hình ảnh mặt trên trần (ảnh minh họa)
Hình ảnh mặt trên trần (ảnh minh họa)

Kết luận:

-Trần thạch cao khung chìm nhẹ và dễ sử dụng, có một hệ khung xương chịu lực bên trong, bề mặt phía ngoài có thể được bao phủ bằng các loại vật liệu khác nhau như: Thạch cao hoặc tấm chịu nước, sau đó được xử lý các đường ráp nối, sơn bả. Sản phẩm sau khi hoàn thiện trông giống như là đổ bê tông thật, rất chắc chắn và thẩm mỹ.
-Mọi chi tiết xin liên hệ cho chúng tôi Đội Thợ làm thạch cao để được tư vấn và thi công chất lượng cao.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế trần thạch cao phù hợp cho các phòng

Bảng giá làm Trần Thạch Cao - Vách Thạch Cao rẻ nhất tại Hà Nội