3 Điều cần biết khi làm trần vách ngăn thạch cao
Có 3 điều mà chúng ta nên biết khi sử dụng vật liệu nhẹ (tấm thạch cao, tấm DURAflex) để làm trần và vách ngăn thạch cao khi xây nhà. Nên tìm hiểu về loại vật liệu này ngay từ bước đầu thiết kế có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí, nên lưu tâm đến độ bền của nguyên vật liệu và chất lượng của đội nhóm thi công.
1. Thiết kế trần và vách nhẹ ngay từ bước đầu thiết kế tổng thể ngôi nhà
Nhiều gia chủ không quan tâm đến việc thiết kế trần và vách ngăn trước mà đợi đến giai đoạn hoàn thiện mới tìm hiểu, trong khi trần và vách ngăn góp phần rất lớn trong việc định hình không gian và tăng hiệu ứng thẩm mỹ, xác định phong cách cho ngôi nhà.
Nhà kiểu cổ điển với trần vòm sang trọng, thoáng đãng, trần phòng ngủ thanh bình với trần và hệ đèn hiện đại. Hay trần cho phòng trẻ em với các hình khối lạ mắt, sinh động... Tất cả đều có thể. Do vậy, hãy lưu ý tìm kiếm mẫu mã và cả các giải pháp chức năng nâng cao nhằm mang đến một không gian tiện nghi như mong ước.
2. Lưu tâm tới độ bền của nguyên vật liệu:
Trần hay vách thạch cao đều có tác dụng che chắn, bảo vệ không gian. Nếu trần và vách được làm bằng những nguyên vật liệu kém phẩm chất có thể không an toàn. Ví dụ như bị nứt hoặc đổ sập... sau một thời gian sử dụng. Do vậy tìm kiếm sản phẩm từ nhà sản xuất có thương hiệu uy tín và có chế độ bảo hành rõ ràng là điều rất quan trọng. Tốt nhất, chủ nhà cần tìm hiểu và chỉ định nguyên vật liệu với đội thợ thi công để tránh các trường hợp vì chạy thẹo lợi nhuận, các đội thợ có thể sử dụng nguyên vật liệu kém phẩm chất hoặc hàng hóa trôi nổi không được bảo hành, chế độ hậu mãi mập mờ.
Hiện nay, hãng khung xương Vĩnh Tường bảo hành toàn bộ sản phẩm khung lên đến 10 năm, tấm DURAflex của Vĩnh Tường được bảo hành 50 năm không phân hủy và tấm thạch cao GYPROC được bảo hành 2 năm.
3. Quan tâm đến tay nghề của thợ thi công trần thạch cao và nên giám sát công trình.
Không phải là tất cả người thợ đều được qua đào tạo và hiểu biết rõ về kỹ thuật thi công chuyên nghiệp. Các thiết kế phức tạp đôi khi chủ nhà không tìm được người thợ thi công lành nghề để thi công cho mình. Cũng có những trường hợp thợ thi công vì lợi nhuận không làm đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, "rút ruột" công trình hoặc làm nhanh, làm ẩu...
Do vậy, tìm được đội thợ có tay nghề, nắm bắt được những yếu tố căn bản như khẩu độ, độ dày khung,... sẽ giúp chủ nhà có thể theo dõi quá trình thi công của người thơ, từ đó đảm bảo có được sản phẩm hoàn thiện bền đẹp lâu dài.
Nhận xét
Đăng nhận xét